- Giai đoạn thứ nhất: Thuốc diệt côn trùng gốc phosphate (Organophosphate Pesticides).
Được kết hợp bởi các acetylcholinesterase và các cholinesterases khác,
thuốc diệt côn trùng loại này tác động tới hệ thần kinh của côn trùng
bằng cách phá vỡ các enzyme thần kinh và tiêu diệt côn trùng. Thuốc diệt
côn trùng gốc phosphate được phát triển từ thế kỷ 19, tuy nhiên, đến
năm 1932, người ta phát hiện ra rằng có một số tác động độc hại của
thuốc lên con người giống như tác động lên côn trùng. Một số loại thuốc
rất độc hại mà sau này được sử dụng như một loại vũ khí hóa học trong
Chiến tranh thế giới thứ 2.
- Giai đoạn thứ hai: Thuốc diệt côn trùng gốc carbamate (Carbamate Pesticides).
Các loại thuốc diệt côn trùng gốc carbamate cũng có cơ chế tác động
phá vỡ các enzyme thần kinh giống như thuốc diệt côn trùng gốc
phosphate. Tuy nhiên chúng có giai đoạn hoạt động ngắn hơn và vì thế đã
bớt độc hại hơn.
- Giai đoạn thứ ba: thuốc diệt côn trùng gốc Clo (Organochlorine Insecticides).
DDT (dichlorodiphenyltrichloroethane – công thức hóa học là C14H9Cl5)
là loại thuốc diệt côn trùng gốc Clo được phát minh bởi Paul Muller –
một nhà khoa học người Thụy Sỹ vào năm 1938, người sau này đã được trao
giải Nobel về Sinh học và Y tế năm 1948. DDT hoạt động bằng cách mở các
kênh natri trong các tế bào thần kinh của côn trùng. DDT được sử dụng
rất rộng rãi trên thế giới trong suốt thế kỷ 20 và trở thành loại hóa
chất hữu hiệu nhất trong việc tiêu diệt muỗi truyền bệnh sốt rét. Trong
các thập niên 40 – 50 của thế kỷ 20, người ta xịt trực tiếp DDT lên
người, vào các đám đông và mặc quần áo được ngâm tẩm DDT.
Đến cuối thế kỷ 20, người ta cho rằng DDT là nguyên nhân dẫn đến một
số bệnh nguy hiểm ở người, làm chết nhiều loại chim ăn côn trùng và khó
phân hủy và đề nghị Liên Hợp Quốc cấm sử dụng DDT. Năm 1992, Tuyên bố
Rio dưới sự chủ tọa và bảo trợ của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
đề nghị loại bỏ việc dùng DDT tại các nước đang phát triển. Đến năm
2000, trong vòng bàn thảo lần thứ tư, Liên Hợp Quốc vẫn giữ nguyên ý
định tẩy chay việc dùng DDT và đề nghị đến năm 2007, DDT phải được tuyệt
đối cấm dùng trên toàn thế giới. Cho đến nay, mặc dù vẫn còn nhiều ý
kiến tranh cãi quanh việc cho phép hay cấm sử dụng DDT nhưng trên thực
tế thì DDT đã hoàn toàn bị cấm sử dụng trong các hóa phẩm diệt côn
trùng.
- Giai đoạn thứ tư - giai đoạn hiện tại: Thuốc diệt côn trùng gốc Cúc tổng hợp (Pyrethroid Pesticides).
Hoạt chất pyrethroid được tìm thấy trong cây Cúc trừ sâu
(Chrysanthemum cinerariaefolium Vis.) là một bước tiến mới giúp cho các
loại thuốc diệt côn trùng thế hệ mới an toàn hơn đối với con người, vật
nuôi và môi trường. Chúng không có tác động dai dẳng và ít độc hơn so
với các loại thuốc diệt côn trùng các thế hệ trước. Hiện nay, hầu hết
các loại thuốc diệt côn trùng đều thuộc nhóm Cúc tổng hợp như
permethrin, cypermethrin, alpha-cypermethrin, lambda-cyhalothrin,…
Cúc trừ sâu là dạng cây thảo, cao 50-60 cm, được trồng ở nhiều nước
châu Âu. Trồng đến năm thứ ba thì thu hái cụm hoa, phơi khô. Có thể thu
hoạch trong vòng 10 – 20 năm. Hoạt chất chính là hỗn hợp este có tính
chất diệt trùng là pyrethrin I và pyrethrin II, có hàm lượng từ
0,2-1,2%, tỷ lệ giữa pyrethrin I và II là 2/3. Cúc trừ sâu ít độc đối
với người và động vật có máu nóng trong khi rất độc đối với động vật có
máu lạnh, côn trùng và động vật không xương sống khác.
2. Cơ chế tác động.
- Trước hết, cần phải hiểu rằng, các loại thuốc diệt côn trùng thế hệ
mới tác động đến côn trùng qua tiếp xúc và vị độc. Côn trùng chỉ có thể
bị tiêu diệt khi chúng đậu (bò, trườn) trên bề mặt đã phun thuốc và đưa
thuốc vào miệng (vòi), qua đó tác động tới đường tiêu hóa và hệ thần
kinh. Như vậy, thuốc chỉ gây độc khi con người uống (nuốt) phải hoặc bôi
trực tiếp trên bề mặt da mà không gây độc qua đường hô hấp. Điều đó có
nghĩa trong không gian khu vực được phun thuốc không có khí độc và không
gây ảnh hưởng tới người sử dụng.
- Mặt khác, dư lượng thuốc tồn lưu trên bề mặt được phun là rất nhỏ.
Dư lượng ấy chỉ đủ để diệt côn trùng khi côn trùng tiếp xúc trực tiếp
với thuốc chứ không gây độc cho người sử dụng, ngay cả trẻ nhỏ. Theo quy
định về phân loại nhóm độc, hầu hết các loại thuốc diệt côn trùng đều
thuộc nhóm 3 (Độc trung bình – với chữ "Nguy hiểm" màu đen trên dải xanh
nước biển và biểu tượng vạch đen không liên tục trên nền trắng – độc
tính LD50 đường miệng là >500 – 2.000 mg/kg ở thể rắn và >2.000 –
3.000mg/kg ở thể lỏng) hoặc nhóm 4 (Độc nhẹ – với chữ "Cẩn thận" màu đen
trên dải xanh lá cây và không có biểu tượng – độc tính LD50 đường miệng
là >2.000 mg/kg ở thể rắn và >3.000 mg/kg ở thể lỏng).
–> Từ các thông tin trên cho thấy hóa chất diệt côn trùng thế hệ
mới đã an toàn hơn rất nhiều đối với con người và vật nuôi.
3. Cơ sở pháp lý.
- Mỗi loại thuốc diệt côn trùng trước khi đưa ra sử dụng đều phải trải
qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt của Tổ chức Y tế thế giới. Tại mỗi
quốc gia, thuốc diệt côn trùng tiếp tục trải qua các đợt kiểm định của
cơ quan chức năng liên quan. Sau các quá trình kiểm định, cơ quan y tế
quốc gia mới cấp giấy phép lưu hành cho hóa phẩm đó.
- Ngoài các thông tin cơ bản trên nhãn mác, các nhà sản xuất luôn có
Bảng chỉ dẫn an toàn (Material Safety Data Sheet – viết tắt là MSDS)
trong đó ghi rõ các kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng an toàn hóa
chất.
Ngoài ra, với việc sử dụng những trang thiết bị hiện đại phù hợp cùng
việc tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình sử dụng, nồng độ sử dụng, các
biện pháp hỗ trợ vệ sinh trước, trong và sau khi phun thuốc,…thì có thể
khẳng định việc phun thuốc diệt muỗi trong nhà là an toàn, không gây hại cho con người.