CÁC PHƯƠNG PHÁP DIỆT CHUỘT TỐT NHẤT HIỆN NAY
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHUỘT TỐT NHẤT HIỆN NAY?
Về
đặc tính sinh học:
Chuột
là loại động vật nhanh nhẹn, rất tinh khôn, có tính đa nghi. Các bộ phận khứu
giác, xúc giác, vị giác rất phát triển, đặc biệt răng cửa chuột phát triển liên
tục suốt đời, do vậy chuột phải thường xuyên cắn phá, gặm nhấm liên tục để mài
mòn răng. Chuột thường hoạt động lúc xẩm tối hoặc sáng sớm, ngày ẩn náu trong
hang, bụi rậm. Chúng có khả năng di chuyển đi xa, từ nơi này sang nơi khác, đặc
biệt là khả năng sinh sản của chuột rất lớn. Trong điều kiện hiện nay,
nền nông nghiệp phát triển, thức ăn dồi dào kết hợp với việc săn bắt thiên địch
của chuột, do vậy quần thể của chuột tăng nhanh. Một năm, một con chuột cái có
thể đẻ được từ 4 - 5 lứa, mỗi lứa đẻ từ 8 - 12 con. Như vậy, diệt chuột ngay từ
đầu vụ sẽ làm giảm số chuột tham gia sinh sản trong cả vụ, sẽ hạn chế rất lớn
số lượng chuột phát sinh gây hại trong sản xuất.
Các
biện pháp kỹ thuật diệt trừ chuột: Áp
dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật bao gồm:
-
Biện pháp canh tác: Phát quang bờ, bụi rậm, gò đống,... làm mất nơi cư trú của
chuột. Ruộng gần làng, gần đường, gần khu nghĩa trang,... thường xuyên bị chuột
gây hại nặng, quây rào ni lon xung quanh, kết hợp đo rọ bắt chuột.
-
Biện pháp thủ công:
+ Đào hang, đổ nước, hun khói, xông hơi bằng đất đèn, soi đèn, săn đuổi, ...
chú ý không làm hư hại bờ vùng, bờ thửa, các công trình thuỷ lợi.
+ Dùng các loại bẫy cặp (bẫy bán nguyệt), bẫy lồng sập, bẫy dính, chọn mồi
thích hợp như khoai lang, sắn tươi, ngô, cua, cá,... đặt bẫy ở nơi có chuột
thường qua lại, chuột mới phá hại, đặt cả ngoài đồng, trong nhà, trong kho
tàng.
-
Biện pháp sinh học:
+
Dùng bả diệt chuột sinh học Kellirat của công ty ASIA Việt Nam đặt nơi có
chuột thường qua lại, chuột mới phá hại, đặt cả ngoài đồng, trong nhà, kho
tàng. Kỹ thuật sử dụng: Dùng 100 - 200 gam/sào bắc bộ (3 - 5 kg/ha), khoảng 5 -
6 m đặt 1 mô bả, mỗi mô bả khoảng 5 - 10 gam. Nơi nhiều chuột số mô bả và lượng
bả tăng lên.
+
Đẩy mạnh phong trào nuôi mèo trong các hộ gia đình, bảo vệ các thiên địch như
trăn, rắn, chim cú....
-
Biện pháp hoá học: Chỉ
sử dụng bả thuốc hoá học ở những nơi xa khu dân cư, nơi chuột đang phá hại
mạnh. Sử dụng các loại thuốc: Storm, Rat K 2%D, ... để diệt chuột.
Kỹ
thuật sử dụng thuốc Rat K: Dùng thóc luộc nứt vỏ chấu để trộn mồi. Trộn 1
gói thuốc Rat K 10 gam với 4 - 5 lạng mồi, mồi khi trộn phải đủ ẩm và trộn thật
đều với thuốc. Sử dụng trung bình 1 lạng mồi bả đặt thành 5 - 7 mô cho 1 sào
bắc bộ. Cứ 1 kg thuốc Rat K cần luộc 30 kg thóc để được gần 50 kg mồi. Tùy theo
mức độ hoạt động và gây hại của chuột mà tăng hoặc giảm lượng mồi bả, đặt bả
trên lối chuột thường qua lại và nơi chuột mới phá hại.
Hiện nay đã có loại thuốc Klerat 0,005% là loại thuốc diệt chuột đơn liều dành cho các đơn vị sử dụng chuyên nghiệp, kết hợp giữa tác dụng của hoạt chất brodifacoum với phổ sản phẩm bả chất lượng cao, klerat cũng kiểm soát được các loài chuột đã kháng thuốc, luôn cho kết quả diệt trừ cao tại mọi thời điểm.
ưu điểm của loại thuốc này là :
- chỉ cần một liều duy nhất để diệt chuột
- kiểm soát được cả các loại chuột kháng với chất chống đông máu
- yêu cầu lượng bả sử dụng ít hơn, đơn giản dễ thực hiện vì viên bả dưới dạng viên sáp không cần pha trộn nên ít nhân công hơn.
- Có chứa chất cảnh báo bitrex ngăn chặn con người nuốt phải
- có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau phù hợp với mọi yêu cầu sử dụng.
Klerat tác động bằng cách làm giảm khả năng đông máu dẫn đến mục tiêu bị tiêu diệt trong vòng 5-7 ngày.
Sử dụng từ 5-50 gram Klerat cho mỗi hộp bả tùy theo mức độ phá hoại và khu vực nơi đặt hộp bả
*
Lưu ý: Khi đánh thuốc cần thông báo
rộng rãi trong khu dân cư, tổ chức thu gom mồi thừa, xác chuột chôn cẩn thận
đảm bảo an toàn cho người, động vật nuôi và môi trường. Tuyệt đối không dùng
thuốc chuột Trung Quốc là thuốc ngoài danh mục không được phép sử dụng.
Phòng
– Trừ :
Điều
cần quan tâm trước tiên trong công tác diệt chuột là cần tiến hành diệt chuột
sớm ngay từ đầu vụ, cần làm đồng loạt, liên tục và đều khắp. Cần có sự tham gia
của toàn cộng đồng bao gồm chánh quyền và mọi nông dân.
Phòng :
Cần
làm sớm từ đầu vụ. Nếu trong vụ trước, chuột đã gây hại lớn trên diện rộng, thì
ngay cuối vụ, cần hoạch định ngay kế hoạch trừ chuột cho vụ sau. Để đề phòng
cần chú ý:
1. Thời
vụ : Cần xác định thời vụ thích
hợp. Nên gieo trồng và thu hoạch đồng loạt.
2. Cơ
cấu cây trồng : Không nên trồng quá nhiều
loại cây trồng trên đồng hay trồng giống lúa quá ngắn ngày tạo điều kiện có
nguồn thức ăn liên tục và nơi cư trú an toàn cho chuột.
3. Vệ
sinh đồng ruộng : Cần phát quang bờ bụi, làm
sạch cỏ ven bờ, không để ruộng hoang hóa. Tìm và phá ổ chuột ngay từ đầu vụ. Bờ
ruộng không nên làm lớn. Sau thu hoạch, nếu có thể, dọn sạch rơm rạ, đốt đồng
để hạn chế nơi cư trú của chuột.
4. Bảo
vệ thiên địch của chuột. Điều nầy có ý nghĩa
quan trọng trong việc phát triển một nên nông nghiệp bền vững dựa trên sự cân
bằng các yếu tố sinh thái.
5. Pháp
chế : Cần có những qui định về mặt
pháp chế đối với những ruộng để hoang hóa.
Trị :
1. Bẫy
cây trồng : Bẫy cây trồng được áp dụng
dựa trên đặc điểm sinh học của chuột như khoảng cách di chuyển tìm thức ăn, khả
năng khứu giác nhạy bén, tập tính không đi lùi và tìm chổ chui khi có vật cản.
Cách
tiến hành như sau : Trên mỗi cánh đồng khoảng
100 ha, chọn 4 – 6 mảnh ruộng, mỗi mảnh rộng 1.000 m2. Trên đó trồng lúa thơm
để hấp dẫn chuột. Nên sạ sớm 15 – 20 ngày trước khi sạ đại trà trên đồng, ruộng
bẫy được rào nylon quanh ruộng, trong ruộng đặt 4 – 8 lồng để bắt chuột. Do khả
năng tự tìm thức ăn, chuột sẽ tìm đến ruộng bẫy và chui vào lồng. Cần thăm đồng
thường xuyên để nhặt chuột, rắn… chui vào lồng và tu sửa khi cần thiết.
2. Dùng
nước để hạn chế và giết chuột : Nếu có thể, giữ mức nước cao trong
ruộng vào giai đoạn đòng – trổ để hạn chế chuột làm tổ ven bờ. Lợi dụng nước
lớn, gom chuột lên chỗ cao rồi tổ chức săn bắt.
3. Tổ
chức săn đuổi : bằng nhiều biện pháp như đào hang, đổ nước, đánh
bẩy, xông khói, dùng chó săn, bắt hay dùng máy cày quần bắt chuột. Nếu tổ chức
đào hang bắt chuột, thời điểm đạt hiệu quả cao nhất là lúa ở giai đọng đòng –
trổ (Chuột cái vào hang sinh sản). Biện pháp xông hơi trừ chuột bằng đất đèn
(khí đá), lưu huỳnh, đốt rơm trộn ớt khô, xông khói lưu huỳnh cũng khá hiệu
quả, lại rẻ tiền, không gây ô nhiễm…Gần đây trên thị trường có bán viên thuốc
Xì gà diệt chuột của Công Ty Thuốc Trừ Sâu Sàigòn rất tiện dụng và hiệu quả.
Chỉ cần tìm hang có chuột, bịt các ngóc ngách, rồi đốt một viên xì gà bỏ vào
hang, thuốc bốc khói có lưu huỳnh xông vào hang khiến chuột bị ngạt thở rồi
chết. Bằng cách nầy sẽ diệt được cả hang chuột, không gây ô nhiễm lại rất dễ
thao tác.
4. Đánh
bã : Mỗi công ruộng 1.000 m2, đặt 15 – 20 máng bã, máng
được đặt dưới bờ ruộng, xa bờ khoảng 1 mét, cứ cách 10 mét ta đặt một máng. Mồi
có thể là gạo tấm, cùi dừa, khoai mì thêm ít dầu thực vật, nhất là mồi làm từ
lúa mộng và sáp trộn thức ăn gia súc.… Để tránh hiện tượng nhát bã, cần đặt bã
mồi không có thuốc liên tiếp 3 – 5 ngày, sau đó vài ngày, thêm thuốc diệt chuột
Zincphos 20% vào theo liều khuyến cáo. Cần làm liên tiếp vài ngày, rồi thu hết
bã độc, mang đi tiêu hủy. Cần lưu ý, biện pháp đánh bã tuy hiệu quả nhưng rất
nguy hiểm cho thú vật nuôi và chính con người, lại gây ô nhiễm môi trường.
5. Bắt
chuột dùng làm thực phẩm: Đây là biện pháp trừ chuột rất hiệu quả lại
có ý nghĩa kinh tế quan trọng, cải thiện thu nhập đáng kể. Thịt chuột rất ngon,
có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn đạm bổ sung quí giá cho khu vực nông thôn
có thu nhập thấp. Nên, hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người bắt chuột
để bán cho các thương lái, giá trung bình khoảng 15.000 – 20.000 đồng một ký.
Có trường hợp dân Kampuchea mang chuột qua biên giới để bán. Ở nhiều
quán ăn ở Sàigòn thịt chuột là món ăn đặc sản, khoái khẩu, được nhiều người ưa
chuộng.
6. Phát
huy kinh nghiệm của nông dân :Nhiều nông dân có kinh nghiệm trừ
chuột rất hay như trộn hạt bã đậu vào thức ăn chuột, rải dầu nhớt có trộn thuốc
trên đường đi của chuột, dùng âm thanh bắt chuột…Các kinh nghiệm nầy cần được
tổng kết, đánh giá và phát huy để góp phần vào phong trào trừ chuột. Cần lưu ý
hiện nay ở nhiều địa phương, nhiều nông dân dùng điện bắt chuột, đây là biện
pháp tuy hiệu quả nhưng rất nguy hiểm, bên cạnh việc giết vài con chuột mà phải
trả giá bằng sinh mạng của con người là điều không ai chấp nhận và phải được
nghiêm cấm.
Sau
cùng, phòng trừ chuột là một vấn đề lâu dài, không thể sớm chiều mang lại kết
quả ngay và rồi chấm dứt chiến dịch. Điều có ý nghĩa quyết định, cần phải quảng
bá đến mọi người là ý thức duy trì và bảo vệ hệ sinh thái, trong đó chính con
người là một thành viên sống cộng sinh và tồn tại cùng bao sinh vật khác
và chính điều nầy có ý nghĩa hơn là việc giết vài con chuột.