CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG MỐI HIỆU QUẢ
Phương pháp phòng chống mối cho công trình xây dựng mới: Theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 204 năm 1998: Bảo vệ công trình xây dựng, phòng mối cho công trình mới bắt đầu xây dựng và theo Quyết định 221/1998/QĐ/BNN – XDCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về định mức dự toán cho công tác điều tra, khảo sát và xử lý mối.
Loài mối nhà đục được hồ xây tường thông thường, trừ bê tông mác cao (>80) vì vậy mối có thể lên được tất cả các tầng cao. Nhiều công trình, mối đã xuất hiện ở tất cả các tầng cao nhất: như Viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em, tám tầng; khách sạn Hà Nội mối xuất hiện ở tầng thứ 11…; nhiều gia đình ở tầng 4, tầng 5 đã bị mối gây hại sách vở, quần áo, chăn bông… Mối thường lợi dụng các đường ống cấp thoát nước đặt ở trong tường, đường dây điện ngầm, mạch phòng lún…để lên các tầng cao. Chỉ khi gặp các chướng ngại vật chúng mới đục tường. Mối còn có khả năng bắc cầu bằng cách đắp các đường ống, từ mặt đất nền đắp các trụ cao 10-15cm, từ vách ra 4-6 cm, từ trần đắp nhũ xuống 60-80cm. Cách kê xếp hàng hoá nên chú ý đặc điểm này.
- Phương pháp tẩm nền công trình chống mối:
Là phương pháp thiết lập một hàng rào hóa chất liên tục phía dưới sàn và bao quanh công trình nhằm tiêu diệt mối và ngăn chặn sự xâm nhập của mối vào công trình trong nhiều năm (đây là phương pháp chủ yếu hữu hiệu và đơn giản với chi phí thấp để phòng mối phá hoại nhà cửa, công trình xây dựng, kho tàng).
Các bước xử lý chống mối trong xây dựng.
Bước 1: Bơm tẩm dung dịch hóa chất lên bề mặt nền đất, cát, đá trước khi đổ bê tông lót sàn hoặc cán nền.
Bước 2: Khoan và bơm dung dịch hóa chất đã pha (5lít/ lỗ khoan) cho chu vi xung quanh bên ngoài tòa nhà cách chân tường 01 mét, khoan thành 2 hàng so le, lỗ khoan rộng 30mm, độ sâu 450-500mm, khoảng cách lỗ khoan 500mm.
II. Phương pháp đào hào chống mối:
1. Diệt tổ mối:
- Khi san lấp nền đất, nếu phát hiện tổ mối thì phải đào tới tổ, tưới vào vị trí tổ mối khoảng 20-30lít dung dịch thuốc chống mối 10% PMs-100(hoặc thuốc có tác dụng tương đương), không để các tàn dư thực vật như: Gỗ vụn, cốp pha, ván khuôn…
- Trong trường hợp ván khuôn bị kẹt lại mà không lấy ra được thì phải tiến hành phun thuốc có hiệu lực phòng chống mối vào đó,nhằm vô hiệu hoá nguồn thức ăn và nơi trú ngụ của mối.
2. Hào phòng mối:
- Tạo lớp chướng ngại đứng bằng cách đào hào la các “hàng rào” bao quanh phia ngoài sát mặt tường móng công trình, nhằm ngăn ngừa mối từ các vùng lân cận và dưới lòng đất xâm nhập vào công trình.Hàng rào rộng 50cm, sâu từ 60 – 80cm tuỳ theo vùng đất xây dựng. Nếu nền đất xốp, hào phải đảm bảo sâu 80cm. Mỗi m3 đất đào lên được trộn với 12-14kg thuốc PMs-100 hoặc loại thuốc có tác dụng tương đương rồi lấp lại. Trước khi lấp, vách hào phía ngoài lót một lớp nylon.- Sau khi lấp xong, mặt nền được lát gạch hoặc đổ betông rồi hoàn thiện.
3. Mặt nền phía trong nhà:
- Đào rãnh sát chân tường, rộng 30cm, sau 30-40cm kể từ lớp đất hoàn thiện. Đất đào lên được trộn 10-12kg/m3 thuốc PMs – 100 hoặc thuốc phòng mối có tác dụng tương đương rồi lấp lại.
- Trên mặt nền , trước khi đổ vữa bê tông kể cả mặt các dải cọc, dải một lớp PMs-100 với liều lượng 0,7-1 Kg/1m2 theo thời gian bảo hành ít nhất là 3 năm . Sau đó , dải một lớp nilon trước khi đổ một lớp vữa lát nền .
- Chân tường , đài cọc được phun dung dịch chlorpyrifos 1% , 2 l/1m2 hoặc các thuốc khác có giá trị phòng mối tương đương
4. Các đoạn đường ống cấp nước , thoát nước, đoạn đường có cáp điện đi qua nền nhà tầng trệt , tầng hầm (nếu có) hoặc các khe lún , kể cả các vị trí đào thêm , làm gián đoạn sự liên tục của hào chống mối phải được bổ sung thuốc phòng chống mối theo liều lượng quy định.
Qúy khách có nhu cầu về phòng mối hoặc diệt mối xin liên hệ hotline: 0912568901 để được tư vấn cụ thể hoặc truy cập website: www.phunmuoi.org để biết thêm chi tiết