CÁCH MUỖI TRUYỀN BỆNH CHO NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
Muỗi truyền bệnh sốt rét là loài muỗi Anopheles, trên thế giới có khoảng 420 loài nhưng trong đó có 70 loài là trung gian truyền bệnh sốt rét cho người trong điều kiện tự nhiên.
CÁCH
MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT CHO NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
1/
Loài muỗi nào truyền bệnh sốt rét? Ở Việt Nam cho tới nay đã phát hiện được 59 loài Anopheles,
trong đó có 15 loài được xác định là trung gian truyền bệnh chính, truyền bệnh
phụ và nghi ngờ truyền bệnh. Loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét chủ yếu
tại Việt Nam đã được Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng xác định gồm An.aminimus
hoạt động ở vùng rừng núi trên toàn quốc, An.dirus hoạt động ở vùng rừng núi từ
vĩ tuyến 20 trở vào phía Nam và An.sundaicus hoạt động ở vùng ven biển nước lợ
Nam Bộ. Các loài muỗi trung gian truyền bệnh phụ và nghi ngờ là trung gian
truyền bệnh sốt rét như An.aconitus, An.jeyporiensis, An.maculatus,
An.subpictus, An.sinensis, An.vagus, An.indefinitus, An.campestris,
An.culicifacies, An.interruptus, An.lesteri, An.nimpe... chưa xác định rõ được
vai trò truyền bệnh cụ thể nhưng chúng cũng luôn luôn được cảnh giác.
2/ Cơ chế truyền bệnh của muỗi được xác định như thế nào?
Muỗi
Anopheles muốn thực hiện được vai trò truyền bệnh sốt rét phải hội đủ các điều
kiện và yếu tố cần thiết. Chỉ có muỗi Anopheles cái mới có khả năng truyền bệnh
sốt rét vì nó phải hút máu người hoặc động vật để thực hiện chức năng sinh sản,
còn muỗi đực chỉ hút nhựa cây để sống. Muỗi phải có tập tính đốt máu người với
tỷ lệ đốt người cao và có tuổi thọ đủ thời gian để ký sinh trùng sốt rét hoàn
thành được giai đoạn phát triển trong cơ thể muỗi từ thể giao bào (gametocytes)
đến thể thoa trùng (sporozoites) tại tuyến nước bọt. Khi muỗi đốt máu người,
thoa trùng ở tuyến nước bọt muỗi xâm nhập theo vết đốt, tiếp tục phát triển qua
các giai đoạn trong cơ thể người và gây bệnh sốt rét. Để ký sinh trùng sốt rét
có thể phát triển được trong cơ thể muỗi, sự tương hợp di truyền giữa muỗi
truyền bệnh với các loại ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cũng là điều kiện cần
có và diễn biến mật độ hoạt động của muỗi truyền bệnh có sự trùng hợp với diễn
biến của bệnh sốt rét tại địa phương. Việc xác định vai trò truyền bệnh của
loài muỗi truyền bệnh một cách chính xác nhất là phát hiện được thể thoa trùng
(sporozoites) của ký sinh trùng sốt rét trong tuyến nước bọt của muỗi.
Kỹ
thuật thường thực hiện hiện nay là dùng kính lúp phóng đại mô tuyến nước bọt
của muỗi để tìm thoa trùng, hoặc nếu có điều kiện sử dụng phương pháp Elisa
(Enzyme-linked immunosorbent assay) để phát hiện protein thoa trùng
(circumsporozote protein) trong cơ thể muỗi. Trong các vùng sốt rét lưu hành
hoặc trong các vụ dịch sốt rét, việc xác định vai trò truyền bệnh của muỗi rất
cần thiết để nhận định, đánh giá tình hình một cách cụ thể, rõ ràng, đồng tời
có chỉ định can thiệp biện pháp phù hợp. Một số trường hợp không xác định được
vai trò truyền bệnh của các loài muỗi chủ yếu thì cần xác định vai trò của các
loài muỗi thứ yếu hoặc loài muỗi nghi ngờ có tỷ lệ và mật độ hoạt động cao để
tìm ra thủ phạm có khả năng lây truyền bệnh tại chỗ và gây dịch.
3/
Muỗi đốt máu truyền thoa trùng sang người để gây bệnh sốt rét mất bao lâu?
Thời
gian từ khi muỗi đốt máu truyền thoa trùng (sporozoites) tại tuyến nước bọt
sang người để gây bệnh thể hiện triệu chứng trên lâm sàng với cơn sốt đầu tiên
thường được gọi là thời kỳ ủ bệnh (incubation). Thời gian ủ bệnh dài hay ngắn
tùy thuộc chủng loại ký sinh trùng sốt rét gây bệnh, trung bình từ 7-21 ngày.
Nếu bị nhiễm P.falciparum thì thời gian ủ bệnh ngắn từ 8-12 ngày. Nếu bị nhiễm
P.vivax, thời gian ủ bệnh từ 11-21 ngày; có trường hợp ủ bệnh ngắn (2 tuần)
nhưng cũng có trường hợp ủ bệnh dài (6-12 tháng). Thời gian ủ bệnh còn phụ
thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Trong thời kỳ ủ bệnh, bệnh nhân không có
biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào cả. Sau đó bệnh khởi phát với con sốt rét
điển hình trải qua ba giai đoạn: rét run - sốt nóng - ra mồ hôi hoặc không điển
hình tùy theo đối tượng bị nhiễm bệnh. Ở bệnh nhân nhiễm sốt rét lần đầu, bị
sốt liên tục hoặc dao động trong 5-7 ngày đầu rồi mới thành cơn.
Ở
trẻ em và người sống ở vùng sốt rét lưu hành đã bị mắc sốt rét có tính miễn
dịch thì sẽ bị sốt không thành cơn, thường biểu hiện triệu chứng ớn lạnh, gai
rét. Bệnh nhân sốt rét còn có triệu chứng khác như thiếu máu, lách to... Thời
gian ủ bệnh giúp xác định hướng chẩn đoán bệnh khi khai thác các yếu tố dịch tễ
ở bệnh nhân, đồng thời cũng là căn cứ để cấp thuốc tự điều trị cho các đối
tượng cần thiết khi đi vào vùng sốt rét (khách du lịch, người mới vào vùng sốt
rét trong vòng 6 tháng) hoặc ra khỏi khu vực được bảo vệ của vùng sốt rét (đi rừng,
ngủ rẫy, người qua lại biên giới vùng sốt rét lưu hành) xa cơ sở y tế trên 10
ngày. Thời gian 10 ngày này tương ứng với thời gian ủ bệnh trung bình, nếu ngày
đầu tiên vào vùng sốt rét hoặc ra khỏi khu vực được bảo vệ của vùng sốt rét bị
nhiễm bệnh ngay thì sau thời gian ủ bệnh, bệnh sẽ khởi phát. Dùng thuốc tự điều
trị mang theo, bệnh nhân sẽ tự chủ động xử lý điều trị khi bị mắc bệnh, không
để sốt rét thể thông thường chuyển thành sốt rét thể ác tính gây hậu quả tử
vong.
Để
tìm hiểu sâu hơn xin vui lòng gọi ngay theo SĐT: 0912568901 hoặc truy cập website: www.phunmuoi.org